Các khái niệm cơ bản về mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD

Các khái niệm cơ bản về mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD

Chia sẻ kiến thức 05/05/2022

Người làm Business Analyst không thể không biết đến mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD. Trong bài viết dưới đây, FUNiX sẽ giới thiệu đến bạn các khái niệm cơ bản về công cụ trực quan hữu ích này.

>> Khóa học lập trình cơ bản 

>> Kỹ thuật lập trình PHP 

1. ERD là gì?

ERD (Entity Relationship Diagram) được biết đến là một mô hình thực thể kết hợp hay còn gọi là thực thể liên kết và ERD còn được sử dụng để quy mô hóa và phong cách thiết kế mối quan hệ cơ sở tài liệu, về mặt logic và những quy tắc nhiệm vụ và về những công nghệ tiên tiến đơn cử sẽ triển khai.

ERD là một mô hình thực thể kết hợp
ERD là một mô hình thực thể kết hợp.

Trong đó: 

  • Tất cả các danh sách cần được quản lý và có những đặc trưng riêng biệt như tên và các thuộc tính được gọi là thực thể.
  • Mối kết hợp được hiểu là mối quan hệ giữa hai hay nhiều thực thể. Chúng được chia thành 3 loại một – một (1-1), một – nhiều (1-N) và nhiều nhiều (N-N).

Công dụng của mô hình ERD:

  • Khắc phục sự cố cơ sở dữ liệu: Thông qua biểu đồ ER chúng ta sẽ thực hiện phân tích cơ sở dữ liệu hiện có để tìm và giải quyết các vấn đề về logic hoặc triển khai. 
  • Hệ thống thông tin kinh doanh: Các sơ đồ được dùng để thiết kế hoặc phân tích cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng trong các quy trình kinh doanh. Thông qua nó, chúng ta có thể hợp lý hóa các quy trình, khám phá thông tin dễ dàng hơn và cải thiện kết quả.
  • Tái thiết kế quy trình nghiệp vụ (BPR): Biểu đồ ER giúp phân tích cơ sở dữ liệu được sử dụng trong quá trình tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và mô hình hóa thiết lập cơ sở dữ liệu mới.
  • Nghiên cứu: Sơ đồ ER có vai trò quan trọng trong quá trình thiết lập cơ sở dữ liệu hữu ích cho việc phân tích dữ liệu.

Nhìn chung, ERD sẽ giúp bạn biết tổng quan hệ thống có gì, giúp phân tích hệ thống, nắm rõ hơn tầng database và giúp design report một cách chính xác.

>>> Xem ngay: Tất cả những gì bạn cần biết về công nghệ Blockchain

2. Những khái niệm cơ bản về mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD

Mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD
Mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD.

Mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD có 3 thành phần chính. Đó là:

2.1 Entity: thực thể (hoặc đối tượng) mà hệ thống quản lý

Entity (thực thể) là thứ có thể xác định và được lưu trữ các dữ liệu về chính nó. Chẳng hạn như: sinh viên, khách hàng, sản phẩm, ô tô,… Thực thể có ký hiệu là hình chữ nhật.

Có một vài thực thể không tồn tại ở business thực tế bên ngoài. Được biết, nó là những entity trung gian, nằm giữa 2 entity khác và thể hiện mối quan hệ nhiều-nhiều giữa 2 entity này với nhau.

2.2 Attribute: thuộc tính của các đối tượng.

Attribute được hiểu là các thuộc tính liên quan đến nó. Chẳng hạn như sản phẩm thì có tên sản phẩm, chuẩn loại, công ty sản xuất, số lượng, hạn sử dụng,…

Hình bầu dục hoặc hình tròn là ký hiệu của thuộc tính trong mô hình ERD.

>>> Xem thêm: Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam

2.3 Relationship: mối quan hệ giữa các đối tượng.

Relationship là quan hệ giữa các thực thể trong mô hình, chúng được lý hiệu bằng hình thoi, bên trong là tên mối quan hệ, nối đến các thực thể có quan hệ với nhau.

Mối quan hệ giữa các thực thể sẽ có các kiểu như sau: One-to-One (quan hệ 1-1), One-to-Many (quan hệ 1-nhiều), Many-to-Many (quan hệ nhiều-nhiều).

Ngoài ra, mối quan hệ giữa thực thể còn được đánh bảng số thể hiện số chiều của mối quan hệ.

Trên đây, FUNiX vừa chia sẻ đến bạn các khái niệm cơ bản về mô hình thiết kế dữ liệu cấp cao sử dụng ERD. Nhìn chung, đây là một mô hình cao cấp hơn mô hình mạng và nó được sử dụng nhiều trong thiết kế dữ liệu. Vì vậy, bạn cần nắm vững kiến thức về công cụ hữu ích này.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Phạm Thị Thanh Ngọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại