SV IT làm thế nào nếu mất phương hướng sau khi ra trường?

SV IT làm thế nào nếu mất phương hướng sau khi ra trường?

Chia sẻ kiến thức 01/06/2023

SV IT làm thế nào nếu mất phương hướng sau khi ra trường? Để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc vì sự mất phương hướng, bạn nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sáng suốt lựa chọn phù hợp

SV IT làm thế nào nếu mất phương hướng sau khi ra trường? Để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc vì sự mất phương hướng, bạn nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sáng suốt lựa chọn phù hợp

SV IT phương hướng sau khi ra trường?

Tình trạng mất phương hướng sau khi ra trường không hiếm gặp ở sinh viên, trong đó có các bạn sinh viên IT. Kết thúc 4 năm đại học, nhưng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp, các bạn lại chưa biết mình có thể làm gì tốt, nên tìm việc ra sao, chưa kể nhiều sinh viên còn không tự tin với khối lượng kiến thức mà mình đã có.

SV IT làm thế nào nếu mất phương hướng
Nhiều SV IT mất phương hướng sau khi ra trường (Ảnh minh họa: Internet)

>>>TIN LIÊN QUAN:

Mất phương hướng sau khi ra trường khiến sinh viên có thể đánh mất những cơ hội, tốn thời gian cũng như không chọn được một lối phát triển nghề nghiệp đúng đắn. Không ít người chấp nhận làm trái ngành nghề hay là thất nghiệp, tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tình trạng mất phương hướng sau khi ra trường của sinh viên IT hoàn toàn có thể khắc phục được, cần sự quyết tâm rất lớn từ chính bản thân các bạn trẻ cũng như sự đồng hành của gia đình, người thân, thầy cô nếu nắm bắt được tâm lý này.

SV IT làm thế nào nếu mất phương hướng sau khi ra trường?

Nếu bạn đang cảm thấy mình mất phương hướng sau khi ra trường, thì chắc chắn bạn sẽ muốn tìm kiếm lối đi cho mình, cũng như tìm kiếm những lời khuyên. Dưới đây là một vài chia sẻ đến bạn.

Hiểu rằng ai cũng có giai đoạn khó khăn

Trước tiên bạn cần hiểu rằng, ai cũng có những giai đoạn khó khăn trong đời. Mới tốt nghiệp đại học cũng có thể coi là một cuộc khủng hoảng khi bạn chính thức bước vào thế giới của người trưởng thành, gánh vác trách nhiệm xã hội, gia đình và cần chứng tỏ năng lực của bản thân.

Việc học hành vất vả, những kì thi và việc tốt nghiệp ở trường đại học có thể khiến bạn kiệt sức, cũng là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng. Hơn nữa, còn nhiều khó khăn cùng ập đến, chắc chắn sẽ thử thách bạn.

Việc hiểu được ai cũng có giai đoạn khó khăn giúp bạn nhận thức tình trạng mất phương hướng của mình không có gì đáng xấu hổ. Bạn nên chia sẻ nó với những người thân, để từ đó có thể vượt qua cũng như đối diện nó một cách bình tâm nhất, thay vì trốn tránh hoặc trách móc chính mình.

Xác định điều quan trọng

Khi bị mất phương hướng sống, có thể nói, bạn dễ rơi vào tính trạng không có sự nương tựa về tinh thần, định hướng. Lúc này, cần xác định điều quan trọng với bạn, là lý do và động lực để bạn phấn đấu, tìm lại mục tiêu, phương hướng cho đời mình.

Điều quan trọng có thể là gia đình, người thân yêu, là sự nghiệp… Hãy tự xác lập ra những mục tiêu càng cụ thể càng tốt, để khích lệ bản thân thực hiện và theo đuổi mục tiêu. Từ việc sống có ý nghĩa, có mục tiêu, bạn sẽ dần lấy lại được phương hướng để vươn lên.

Cũng không quên đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của mình, nếu không, hành trình hậu tốt nghiệp của bạn sẽ ngày càng khó khăn.

Lao động và kiến thức

Cần biết rằng lao động và kiến thức sẽ là những điều quan trọng giúp cuộc sống của bạn có ý nghĩa, có phương hướng. Hãy chăm chỉ làm việc, chọn lấy một công việc phù hợp trong khả năng của mình và không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. 

Nếu như băn khoăn, lo lắng, mất phương hướng về chính chuyên môn ngành nghề, thì hãy tiếp tục trau dồi kiến thức thật qua nhiều kênh khác nhau, sự tự tin về mặt kiến thức sẽ tiếp sức mạnh để bạn tìm công việc phù hợp.

Trong ngành IT, kiến thức rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm các khóa học để vừa được bổ sung kiến thức lại vừa có người đồng hạnh giúp bạn tư vấn, định hướng sự nghiệp một cách phù hợp nhất, thay vì loay hoay một mình. FUNiX là lựa chọn sáng giá dành cho bạn, nếu như bạn muốn có một khóa học nhiều lợi ích: Hoàn thiện kiến thức chuẩn chỉ, bài bản; Có đội ngũ chuyên gia trong ngành là mentor hỗ trợ 1:1; Có Hannah là cán bộ chăm sóc học viên lắng nghe, chia sẻ, động viên; Có mạng lưới doanh nghiệp đối tác sẵn sàng chờ đón bạn vào làm việc…

Quỳnh Anh

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!