Hai lý do khiến bạn không được nhà tuyển dụng IT chú ý
- Chuyên gia khoa học dữ liệu chia sẻ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngành IT
- [Infographic] Báo cáo thị trường CNTT nhộn nhịp nửa đầu năm 2023
- [Infographic] “Tuyệt chiêu” chinh phục nhà tuyển dụng IT tại Việt Nam
- Bật mí 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT
- 4 lợi ích khi đi làm sớm, sinh viên CNTT càng nên tìm hiểu
Table of Contents
Tìm kiếm việc làm không phải là hành trình dễ dàng mà trong đó, bước gây chú ý với nhà tuyển dụng có thể là một thách thức mà ai cũng từng đối mặt. Với ngành công nghệ thông tin, làm thế nào để được nhà tuyển dụng IT chú ý vẫn là một câu hỏi lớn dành cho người trẻ.
Bài viết sau đây giúp bạn tìm kiếm, nhận biết hai lý do khiến bạn không được nhà tuyển dụng IT chú ý. Từ đó, bạn có thể khắc phục những vấn đề này để tiến gần hơn với công việc mơ ước.
Khó khăn khi tìm việc ngành IT
Nghề IT là một trong những ngành nghề có sức hút mạnh mẽ nhất hiện này bởi nhu cầu nhân lực lớn, có sức ảnh hưởng và nhiều triển vọng phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là một ngành rất khó khăn khi tìm việc bởi bạn phải thể hiện được năng lực của mình cùng nhiều kĩ năng quan trọng khác. Hơn hết, thị trường nhân lực ngành IT cũng có độ cạnh tranh rất cao. Với người chưa có kiến thức vững, kinh nghiệm non nớt… thì tìm việc ngành IT thật sự là một cửa ải gian nan. Cùng với những khó khăn về khách quan, các nguyên nhân chủ quan trong quá trình tiếp xúc với nhà tuyển dụng IT cũng có thể khiến bạn mất điểm và vuột mất cơ hội việc làm tốt. Đáng tiếc là điều này không hề hiếm gặp hiện nay.
Hai lý do khiến bạn không được nhà tuyển dụng IT chú ý
Vậy, lý do khiến bạn không được nhà tuyển dụng IT chú ý là gì?
Không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thiếu tinh thần cầu tiến
Một trong những lý do khiến bạn không được nhà tuyển dụng chú ý là không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thiếu tinh thần cầu tiến. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn phản ánh năng lực, kì vọng của bản thân về nghề, cũng cho thấy bạn có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ra sao cho tương lai của mình. Không có mục tiêu rõ ràng chẳng khác nào bạn hoàn toàn mù mờ về chính năng lực bản thân, cũng như chưa có sự nghiêm túc, gắn bó với nghề cũng như thiếu trách nhiệm với tương lai.
Trong khi đó, tinh thần cầu tiến là điều mà doanh nghiệp, nhà tuyển dụng IT nào cũng mong muốn tìm thấy ở ứng viên, cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận thử thách và phát triển bản thân – song song mang đến các giá trị cho doanh nghiệp.
Vì vậy, khi tiếp cận nhà tuyển dụng ngay từ vòng CV, hay phỏng vấn, hãy thể hiện một thái độ cầu tiến, thể hiện được một mục tiêu rõ ràng để ghi điểm nhé!
Không có sự nhiệt tình, máu lửa
Hãy thử tưởng tượng, một ứng viên đang tìm kiếm việc làm nhưng ngay những phút đầu tiên đã ngại làm thêm giờ, ngại việc khó, ngại việc mới, ngại học những kiến thức, công nghệ mới… Có thể bạn không nói thẳng, nhưng bằng một cách nào đó, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi, các tình huống, cũng như đánh giá thông qua thái độ của bạn xuyên suốt buổi phỏng vấn. Điều này sẽ là điểm trừ cực lớn khiến bạn khó lòng nhận được công việc yêu thích.
Sự nhiệt tình, máu lửa là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám nhận nhiệm vụ, dám thử sức và học hỏi, không ngại khó ngại khổ để giải quyết vấn đề trong công việc. Trong ngành IT, một ngành nghề mà các công nghệ mới thay đổi theo giờ, theo ngày, thì sự nhiệt tình, máu lửa là vô cùng quan trọng. Đó là tinh thần không ngại khó, ngại khổ để theo đuổi nghề nghiệp của mình…
Chính sự nhiệt tình, yêu thích và trân trọng công việc sẽ là điểm cộng lớn để bạn có thể lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc?
- Gặp gỡ hannah Phạm Nguyễn Tường Vi – nữ hannah xinh đẹp, tâm huyết
- Rộng mở cơ hội việc làm freelance IT cho học viên FUNiX
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chàng trai Bình Định vừa làm rẫy vừa học IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
- Tận dụng Predictive Analytics (Phân tích Dự đoán) để cải thiện kết quả học tập
- Thực hư cơ hội lấy bằng đại học ở tuổi 20 nhờ học trực tuyến
Bình luận (0
)