IaaS, PaaS và SaaS có gì khác nhau? Bạn nên lựa chọn dịch vụ nào?

IaaS, PaaS và SaaS có gì khác nhau?

Chia sẻ kiến thức 18/08/2022

IaaS, PaaS và SaaS - các dịch vụ đám mây này có gì khác nhau?

Dịch vụ đám mây là một trong những phát minh Internet tốt nhất.

Thay vì phải mua phần mềm, thiết lập nền tảng hoặc phần cứng đắt tiền cùng với chi phí bảo trì và cập nhật không bao giờ cạn, các dịch vụ điện toán đám mây cho phép bạn trả phí hàng tháng để sử dụng các dịch vụ phức tạp.

Tùy thuộc vào các dịch vụ, mức độ kiểm soát và tính linh hoạt mà bạn cần, luôn có một mô hình điện toán đám mây dành cho bạn.

1. Tại sao bạn cần dịch vụ đám mây? 

Các dịch vụ điện toán đám mây cho phép bạn mở rộng quy mô công việc một cách linh hoạt, dù là công việc chuyên môn hay cá nhân, mà không gặp bỏ công sức mua và duy trì tài nguyên riêng.

Các dịch vụ đám mây tạo ra các công cụ dựa vào các tài nguyên phức tạp và đắt tiền mà người dùng bình thường cũng có thể sử dụng chứ không chỉ dành cho các tập đoàn lớn. Chúng có thể giải quyết nhiều vấn đề và tiết kiệm thời gian, nhưng chỉ khi bạn đưa ra một lựa chọn đúng. 

Các loại dịch vụ đám mây phổ biến nhất hiện nay là IaaS, PaaS và SaaS. Vậy chúng khác nhau thế nào, và bạn nên đầu tư vào dịch vụ nào?

2. IaaS, PaaS và SaaS

Để bắt đầu, bạn cần hiểu ý nghĩa của mỗi từ viết tắt.

  • IaaS: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ.
  • PaaS: Nền tảng như một Dịch vụ.
  • SaaS: Phần mềm như một dịch vụ.

IaaS, PaaS và SaaS không hoàn toàn là những khái niệm riêng biệt. Chúng chỉ đơn giản là hoạt động trên các cấp độ khác nhau của cùng một cấu trúc.

Khi sở hữu phần cứng, bạn cần quản lý tất cả các phần nền và hoạt động dẫn đến kết quả cuối cùng. Điều đó có nghĩa là bạn phải xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng riêng, từ lưu trữ và máy chủ đến ảo hóa, v.v.

Sau khi thiết lập cơ sở hạ tầng, bạn cần một nền tảng đang chạy, bao gồm các công cụ, cơ sở dữ liệu và ứng dụng mà hoạt động của bạn yêu cầu. Phần mềm là lớp cuối cùng giúp bạn hoàn thành một công việc cụ thể một cách hiệu quả.

>>> Đọc thêm: Bảo mật dữ liệu Iaas an toàn bằng cách nào?

3. SaaS: Phần mềm như một dịch vụ

SaaS là ​​một loại dịch vụ điện toán đám mây. Nó tương tự như việc sử dụng và chạy phần mềm nhưng không cần phải đáp ứng các yêu cầu phần cứng.

Các nhà cung cấp SaaS cho phép bất kỳ ai dễ dàng truy cập phần mềm mà không có thời gian hoặc tài nguyên để duy trì cơ sở hạ tầng hoặc nền tảng cần thiết để vận hành phần mềm.

SaaS là ​​dịch vụ đám mây yêu cầu ít nhất từ người dùng. Tuy nhiên, trong khi một số SaaS tương đối linh hoạt, cho phép bạn mở rộng gói đăng ký của mình một cách tự do, thì các nền tảng SaaS khác khó tùy chỉnh và phát triển hơn nhiều.

Một số ví dụ về SaaS nổi tiếng bao gồm các dịch vụ đám mây của Google như Google Drive và Google Docs, và các ứng dụng quản lý công việc trực tuyến như Monday, Asana và ZenDesk.

4. PaaS: Nền tảng như một dịch vụ

Thường được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm và kỹ sư, PaaS hoạt động như một nền tảng xây dựng phần mềm, ứng dụng và thử nghiệm framework. PaaS quản lý cả dữ liệu và ứng dụng của bạn, cho phép tính linh hoạt đáng kể mà không làm bạn choáng ngợp với việc quản lý mạng và máy chủ – việc này sẽ do nhà cung cấp dịch vụ của bạn xử lý.

Tương tự như SaaS, PaaS được phân phối trực tuyến thông qua các máy chủ đám mây công cộng, riêng tư hoặc kết hợp. Các tùy chọn đám mây khác nhau mang lại sự linh hoạt hơn và tính tùy chỉnh khi nói đến sản phẩm cuối cùng. Ví dụ: nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn kiểm soát và duy trì PaaS đám mây công cộng. Mặt khác, PaaS đám mây riêng đòi hỏi bạn phải tham gia và bỏ nhiều nỗ lực hơn.

Có rất nhiều cách sử dụng cho các mô hình PaaS. Google App Engine phức tạp hơn một chút và ít được biết đến hơn là một ví dụ tốt về PaaS, cũng như Windows Azure và LongJump được biết đến nhiều hơn là một số ví dụ về các nhà cung cấp PaaS.

>>> Đọc thêm: Lợi ích của IaaS: Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ

5. IaaS: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ

IaaS cung cấp các tài nguyên tối thiểu, chỉ thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết và để lại việc xây dựng và tùy chỉnh cho bạn. Mặc dù việc thêm các lớp khác có thể cần nhiều nỗ lực, nhưng đây là mô hình dịch vụ đám mây linh hoạt và dễ mở rộng nhất trong ba loại.

Với IaaS, về cơ bản bạn thuê máy chủ, mạng, ảo hóa và lưu trữ cùng với việc bảo trì và quản lý chúng. Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn giản là truy cập chúng như một ứng dụng web, các nhà cung cấp IaaS thường hoạt động thông qua một bảng điều khiển hoặc một API, cho phép bạn quyền kiểm soát tối đa.

Vì bạn vẫn có thể truy cập các máy chủ dữ liệu của mình từ xa, nên mô hình làm việc của bạn chủ yếu phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu ảo và máy chủ ảo thay vì các trung tâm vật lý tại chỗ. Một số ví dụ IaaS là Amazon Web Services, Google Compute Engine và VMware.

6. Các hạn chế của dịch vụ đám mây

Mặc dù các dịch vụ đám mây khác nhau cung cấp các lợi ích khác nhau và có yêu cầu khác nhau, nhưng chúng đều có chung một số hạn chế và nhược điểm.

6.1 Thiếu kiểm soát

Để một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba quản lý một phần lớn hoạt động của bạn là một con dao hai lưỡi. Mặc dù nó bớt nhiều việc cho bạn, nhưng nó cũng làm giảm đáng kể mức độ kiểm soát mà bạn có đối với các nguồn lực của mình.

6.2 Thời gian ngừng hoạt động

Thời gian ngừng hoạt động (thời gian chết, hay downtime) là không thể tránh khỏi, ngay cả với các nhà cung cấp dịch vụ cao cấp. Việc không có quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng, nền tảng hoặc phần mềm chính có thể là thảm họa trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Nói đến cùng thi thời gian chết khiến bạn không có tài nguyên hoặc công cụ để làm việc.

6.3 Các vấn đề kết nối

Tương tự như thời gian chết, các sự cố kết nối internet có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vì tất cả các dịch vụ đều được cung cấp từ xa thông qua web.

Các vấn đề kết nối, dù là ở phía bạn hoặc phía nhà cung cấp dịch vụ, chắc chắn sẽ xảy ra và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày. Không có tài nguyên tại chỗ có nghĩa là tất cả công việc và hoạt động của bạn sẽ tạm dừng cho đến khi bạn hoặc nhà cung cấp khắc phục được sự cố kết nối.

6.4 Quyền riêng tư và Bảo mật

Bằng cách sử dụng các dịch vụ đám mây, bạn đang chuyển một phần đáng kể dữ liệu của mình đến các vị trí bên ngoài trang web. Ngoài việc giảm quyền riêng tư, bạn cũng buộc phải tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ về khả năng bảo mật dữ liệu của bạn.

Họ phải chịu trách nhiệm bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu mà nếu xảy ra có thể gây tổn hại đến danh tiếng và tài chính của bạn dù nó không phải là lỗi của bạn.

>>> Đọc thêm: Ứng dụng Iaas trong môi trường thực tiễn

7. Khai thác tối đa các dịch vụ điện toán đám mây

Các dịch vụ điện toán đám mây như IaaS, PaaS và SaaS dễ sử dụng và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tài nguyên về lâu dài, làm cho công nghệ phức tạp trở nên phổ biến rộng rãi hơn và dễ sử dụng hơn.

Tận dụng tối đa dịch vụ đám mây có nghĩa là hiểu rõ ưu nhược điểm và từng loại dịch vụ và nhà cung cấp. Bạn cần xác định dịch vụ nào trong số IaaS, PaaS và SaaS phù hợp nhất với bạn tại thời điểm hiện tại và có thể phát triển cùng với bạn.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

 Ưu và nhược điểm của nền tảng Iaas

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS): Yếu tố then chốt trong công nghệ CLoud

Các loại Paas Cloud? Sự khác biệt giữa PaaS và iPaaS

Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) là gì? Những điều cần biết về Paas

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/iaas-paas-saas/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!