Lợi ích và hạn chế khi sử dụng các nền tảng low code?

Có nên sử dụng low code? Lợi ích của low code và hạn chế

Chia sẻ kiến thức 27/01/2022

Low code chắc chắn đang biến đổi nền công nghiệp phần mềm. Và dù muốn hay không bạn cũng nên tìm hiểu tường tận về xu thế này. Trong hai bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về low code là gì, phân biệt low code và no code, các trường hợp sử dụng low code mà lập trình viên nên tận dùng để phát triển sản phẩm. 

Trong bài viết này chỉ ra các lợi ích và hạn chế của low code để bạn sử dụng hợp lý nhất. Thực tế, low code có nhiều lợi ích và hạn chế, tất cả đều phụ thuộc vào (các) nền tảng low code bạn chọn và cách bạn sử dụng nó.

low code là gì

1. Lợi ích low code

1.1 Rút ngắn thời gian

So với tự lập trình, sử dụng các nền tảng low code giúp lập trình viên rút ngắn thời gian từ lúc ra ý tưởng tới lúc thực thi.

Theo nghiên cứu của Kintone, các lập trình viên sử dụng các công cụ low code “đưa ứng dụng ra khỏi cửa nhanh hơn các bộ phận CNTT lớn. Họ xoay vòng các ứng dụng cần thiết của họ trong vài tuần hoặc vài tháng. Chỉ 17% báo cáo thời gian quay vòng vượt quá ba tháng. “

1.2 Cải thiện năng suất và hiệu quả của lập trình viên

Nhiều nền tảng low code đi kèm với các components được tạo sẵn, hầu hết trong số đó có khả năng tạo ra các component mà bạn có thể dùng đi dùng lại. Việc cải thiện năng suất và hiệu quả thể hiện ở cả tốc độ và khả năng đáp ứng các nhu cầu lập trình. Theo nghiên cứu, các nền tảng low code “có tiềm năng giúp phát triển phần mềm nhanh hơn gấp 10 lần so với các phương pháp truyền thống”.

Một nghiên cứu khác lại cho thấy 63% tổ chức sử dụng nền tảng low code có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi về kỹ năng và nguồn lực để tạo ra các ứng dụng có thể tùy chỉnh linh hoạt, chỉ 41% tổ chức không sử dụng low code làm được các yêu cầu trên. 61% các tổ chức sử dụng low code có thể cam kết làm được các ứng dụng này đúng hạn và bám sát ngân sách.

1.3 Sử dụng tốt hơn đội ngũ nhân viên hiện có

Nguồn cung lập trình viên trên khắp thế giới đều đang thiếu. Low code cho phép các lập trình viên làm việc nhanh hơn, đồng thời cho phép những người không phải là lập trình viên, chẳng hạn như nhân viên vận hành, cũng có thể tham gia vào quá trình phát triển. Nhờ vậy, các công ty phần mềm có thể sản xuất nhiều phần mềm hơn dựa vào nguồn lực đang có.

lợi ích low code

2. Hạn chế

Low code không phải là không có nhược điểm của nó, chẳng hạn:

2.1 Giới hạn nhà cung cấp

Lý do hàng đầu mà các lập trình viên không thích các công cụ low code là nguy cơ bị nhà cung cấp giới hạn về khả năng phát triển công nghệ. Cơ bản, các nền tảng low code giới hạn các lập trình viên vào một hệ sinh thái hạn chế.

Hạn chế này thay đổi tùy thuộc vào nền tảng low code bạn chọn. Các nền tảng low code hiện đại có xu hướng được xây dựng với nhu cầu tùy chỉnh cao. Ví dụ: Retool được xây dựng trên Javascript và SQL, có nghĩa là các lập trình viên thông thạo các ngôn ngữ đó có thể dễ dàng bổ sung những gì họ phát triển trong Retool.

2.2 Khả năng mở rộng

Một số lập trình viên chống lại các nền tảng low code dựa trên giả định rằng bất kỳ dòng lệnh nào không được viết tay đều không thể đủ mạnh để giúp họ mở rộng quy mô dự án tới những mức độ lớn hơn nhiều khi cần thiết. Giải pháp cho lập trình viên là chọn một nền tảng low code có thể phát triển các ứng dụng có thể mở rộng quy mô, với khả năng mở rộng dựa vào lợi thế của low code. Bạn có thể sử dụng low code để xây dựng một nền tảng của bạn và vẫn viết lệnh thủ công theo cách để mở rộng khi cần. 

Với những lợi ích và hạn chế kể trên, thực tế, bạn vẫn có thể sử dụng các nền tảng low code một cách tối ưu nhất, bằng cách lựa chọn những nền tảng phù hợp, ít giới hạn về khả năng thiết kế và mở rộng.

Nguyên Chương

dịch từ retool.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại